Nguồn gốc món canh bún xuất xứ từ đâu ? Trong quá trình lang thang tìm kiếm trên mạng để tìm kiếm thông tin về nguồn gốc món canh bún này mình thấy có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng món canh bún này xuất xứ từ miền Bắc, miền Trung hay miền Nam..... nhưng những ý kiến đó điều có lý riêng, chưa được thống nhất. Cuối cùng mình đọc được một bài viết của tác giả Tôn Thất Hùng với những phân tích rõ ràng, chi tiết hơn về xuất xứ món canh bún này, mình xin được chia sẻ với các bạn.
Sống ở hải ngoại, có những món ăn không thể tìm đâu ra hoặc nếu có cũng không thể mang một hương vị thuần túy như tại quê nhà, đó là món Canh Bún. Canh Bún rất hiếm hoi tại các quán ăn ở hải ngoại, nếu có cũng không được ngon, vì ở Bắc Mỹ không có mắm tôm để nấu. Canh Bún mà phải nấu bằng mắm ruốc thì lạc điệu vô cùng.
Khi về đến Sài Gòn, muốn ăn món này cho ngon, tôi cũng phải ra các khu chợ nhỏ và tránh các nhà hàng lớn, sang trọng. Với người dân Sài Gòn, họ mặc nhiên công nhận Canh Bún là một món ăn miền Bắc, tôi cũng tin tưởng tuyệt đối điều này không một chút băn khoăn. Nhưng một ngày kia, tôi đi ra miền Bắc, ăn dầm ở dề tại ba mươi sáu phố phường, khu Hà Nội cổ thì tôi bỗng băn khoăn....
![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_uDFL-HQZsAboHCyu6KAJH97d7BmH7gyFBbKIpl82Bj_lQeoqIsvg8OQE91ScJqtBrb-HRJaz7KEp5l_CJ0V675nKX4-6Q50IAYE7uM2W-qoqRIcrHx=s0-d)
Tuy nhiên tôi rất ấm ức để rồi quay vào Sài Gòn, mỗi ngày tôi lại ăn một tô Canh Bún từ một bà Bắc chít khăn mỏ quạ ở trong khu nhà lồng, chợ Phú Nhuận...
Trở về Canada tôi đã vào FaceBook để hỏi ý kiến của những bạn bè trong website xã hội này. Đã có hơn 100 ý kiến trao đổi qua lại về nguồn gốc của Canh Bún. Những người bạn gốc Bắc mà gia đình họ đã ở lại sau khi chia đôi đất nước hồi 1954, đều không biết Canh Bún là món gì cả. Họ yêu cầu tôi diễn tả và rồi họ đồng loạt trả lời món này không phải món ăn miền Bắc. Kế đến là những người gốc Bắc nhưng gia đình di cư vào Nam 1954 thì họ ngờ ngợ, bởi vì họ có ăn, nếu không nói là ăn khá nhiều trong gia đình, nhưng tuổi họ quá trẻ để xác định giúp tôi đây có phải là món ăn thuần túy của miền Bắc hay không. Những bạn gốc Nam và gốc Trung lại phán những câu đại loại như: “Tui nghĩ đây là món của người Bắc di cư chế ra thôi, vì ở những vùng nông thôn Nam Bộ, tôm, cua, cá đầy đồng, có sẵn ngay cái ao trước nhà, sau nhà, cứ đó mà chế hết món này tới món khác”...
Bốn ngày sau khi tôi đưa đề tài này, không một câu trả lời nào nghe đủ sức thuyết phục cả, mặc dù những người bạn góp ý cho đề tài này, khá đông trong họ tốt nghiệp các ngành về lịch sử, văn hóa, sư phạm, nhân văn... Thôi thì tôi đành một mình đi tìm nguồn gốc của món Canh Bún vậy.
Nơi đầu tiên là tôi chọn các thư viện cộng đồng gần nhà, rồi vào thư viện các trường đại học và các thư viện online, tôi đã lục tung các tủ sách về văn hóa Việt Nam. Tôi tìm thấy một website chuyên về văn hóa-du lịch-ẩm thực từ trong nước đã viết: “Cũng tương tự như bún riêu nhưng canh bún dùng sợi bún to hơn và dùng rau muống luộc, thay vì đủ loại rau sống ăn kèm như bún riêu. Vì thế mà tuy nước lèo có thể dùng chung nhưng canh bún có vị khác hẳn món bún riêu quen thuộc. Không hiểu món ăn vừa quen vừa lạ này là món Bắc hay món Nam.”
Tôi lại tiếp tục truy tìm và đã reo to thích thú khi tìm ra hai tài liệu quan trọng nói về nguồn gốc của món Canh Bún này.
Cuốn thứ nhất là "Miếng Ngon Hà Nội "của tác giả Vũ Bằng, một người Hà Nội gốc trước 1945, tác giả cuốn sách này đã ở lại miền Bắc sau 1954, ông đã viết: "...cũng làm với thứ bún to sợi đó, còn quà canh bún nữa, cũng nấu với cua đồng, nhưng thêm mấy món rau rút ăn mát và làm tăng cái vị ngọt của chất cua đồng lên bội phần. Nhưng đây là một cái ngọt chất phát của đồng ruộng, một cái ngọt thật thanh, một cái ngọt khác hẳn cái ngọt của bún bung hơi ngậy...” (trang 138).
Trong cuốn sách, tác giả Vũ Bằng đã liệt kê những món ngon tại Hà Nội trong ký ức tuổi thơ của ông trước 1945, như vậy, theo như những gì được viết ra, món Canh Bún không thể do người Bắc di cư vào Nam sau 1954 “chế” ra được...
Cuốn thứ hai là cuốn “Hà Nội Ba Sáu Phố Phường” của Thạch Lam, một nhà văn của nhóm Tự Lực Văn Đoàn có nói: “Canh bún thì cao hơn một bậc vì có rau cần, sánh và gắt, và nhất là có cá rô con, lạng từng miếng một, cũng có nơi nấu với cải, nhưng không ngon bằng. Thịt rô ấy đem lại cho thức ăn một vị đậm ngọt khác thường, không hiền lành, bởi vì chỉ ngon trong một độ nào đó, khiến người ăn có cảm tưởng đi gần một vị ghê lợm ở đầu này và ở đầu kia, và bởi thế, càng khiến cho thức quà ngon hơn, có cái ngon của sự chênh vênh và lo sợ... Thực vậy; canh bún để nguội thì tanh mà đun già nóng quá thì nồng ruỗng. Ấy chỉ lúc nóng vừa đổ miệng, ăn phải xuýt xoa. Và người ta cho hồ tiêu vào, để thêm cái cay nóng có mực thước...”
Dựa vào ba tài liệu tìm được, một tài liệu được viết bởi kẻ hậu sinh, không biết tác giả là người Bắc hay người Nam, chỉ biết đang sống trong nước, có thể xem là thế hệ thứ hai, thứ ba sau khi đất nước bị chia đôi hồi 1954. Tác giả của website ấy đã bỏ lửng và xem như bế tắc trong phần nói về xuất xứ món ăn này. Hai tài liệu sau mà tôi tìm ra trong thư viện được viết bởi hai người Hà Nội gốc, đã xác định đây là món ăn chính tông của miền Bắc Việt Nam.
Tuy nhiên tôi rất ấm ức để rồi quay vào Sài Gòn, mỗi ngày tôi lại ăn một tô Canh Bún từ một bà Bắc chít khăn mỏ quạ ở trong khu nhà lồng, chợ Phú Nhuận...
Trở về Canada tôi đã vào FaceBook để hỏi ý kiến của những bạn bè trong website xã hội này. Đã có hơn 100 ý kiến trao đổi qua lại về nguồn gốc của Canh Bún. Những người bạn gốc Bắc mà gia đình họ đã ở lại sau khi chia đôi đất nước hồi 1954, đều không biết Canh Bún là món gì cả. Họ yêu cầu tôi diễn tả và rồi họ đồng loạt trả lời món này không phải món ăn miền Bắc. Kế đến là những người gốc Bắc nhưng gia đình di cư vào Nam 1954 thì họ ngờ ngợ, bởi vì họ có ăn, nếu không nói là ăn khá nhiều trong gia đình, nhưng tuổi họ quá trẻ để xác định giúp tôi đây có phải là món ăn thuần túy của miền Bắc hay không. Những bạn gốc Nam và gốc Trung lại phán những câu đại loại như: “Tui nghĩ đây là món của người Bắc di cư chế ra thôi, vì ở những vùng nông thôn Nam Bộ, tôm, cua, cá đầy đồng, có sẵn ngay cái ao trước nhà, sau nhà, cứ đó mà chế hết món này tới món khác”...
Bốn ngày sau khi tôi đưa đề tài này, không một câu trả lời nào nghe đủ sức thuyết phục cả, mặc dù những người bạn góp ý cho đề tài này, khá đông trong họ tốt nghiệp các ngành về lịch sử, văn hóa, sư phạm, nhân văn... Thôi thì tôi đành một mình đi tìm nguồn gốc của món Canh Bún vậy.
Nơi đầu tiên là tôi chọn các thư viện cộng đồng gần nhà, rồi vào thư viện các trường đại học và các thư viện online, tôi đã lục tung các tủ sách về văn hóa Việt Nam. Tôi tìm thấy một website chuyên về văn hóa-du lịch-ẩm thực từ trong nước đã viết: “Cũng tương tự như bún riêu nhưng canh bún dùng sợi bún to hơn và dùng rau muống luộc, thay vì đủ loại rau sống ăn kèm như bún riêu. Vì thế mà tuy nước lèo có thể dùng chung nhưng canh bún có vị khác hẳn món bún riêu quen thuộc. Không hiểu món ăn vừa quen vừa lạ này là món Bắc hay món Nam.”
Tôi lại tiếp tục truy tìm và đã reo to thích thú khi tìm ra hai tài liệu quan trọng nói về nguồn gốc của món Canh Bún này.
Cuốn thứ nhất là "Miếng Ngon Hà Nội "của tác giả Vũ Bằng, một người Hà Nội gốc trước 1945, tác giả cuốn sách này đã ở lại miền Bắc sau 1954, ông đã viết: "...cũng làm với thứ bún to sợi đó, còn quà canh bún nữa, cũng nấu với cua đồng, nhưng thêm mấy món rau rút ăn mát và làm tăng cái vị ngọt của chất cua đồng lên bội phần. Nhưng đây là một cái ngọt chất phát của đồng ruộng, một cái ngọt thật thanh, một cái ngọt khác hẳn cái ngọt của bún bung hơi ngậy...” (trang 138).
Trong cuốn sách, tác giả Vũ Bằng đã liệt kê những món ngon tại Hà Nội trong ký ức tuổi thơ của ông trước 1945, như vậy, theo như những gì được viết ra, món Canh Bún không thể do người Bắc di cư vào Nam sau 1954 “chế” ra được...
Cuốn thứ hai là cuốn “Hà Nội Ba Sáu Phố Phường” của Thạch Lam, một nhà văn của nhóm Tự Lực Văn Đoàn có nói: “Canh bún thì cao hơn một bậc vì có rau cần, sánh và gắt, và nhất là có cá rô con, lạng từng miếng một, cũng có nơi nấu với cải, nhưng không ngon bằng. Thịt rô ấy đem lại cho thức ăn một vị đậm ngọt khác thường, không hiền lành, bởi vì chỉ ngon trong một độ nào đó, khiến người ăn có cảm tưởng đi gần một vị ghê lợm ở đầu này và ở đầu kia, và bởi thế, càng khiến cho thức quà ngon hơn, có cái ngon của sự chênh vênh và lo sợ... Thực vậy; canh bún để nguội thì tanh mà đun già nóng quá thì nồng ruỗng. Ấy chỉ lúc nóng vừa đổ miệng, ăn phải xuýt xoa. Và người ta cho hồ tiêu vào, để thêm cái cay nóng có mực thước...”
Dựa vào ba tài liệu tìm được, một tài liệu được viết bởi kẻ hậu sinh, không biết tác giả là người Bắc hay người Nam, chỉ biết đang sống trong nước, có thể xem là thế hệ thứ hai, thứ ba sau khi đất nước bị chia đôi hồi 1954. Tác giả của website ấy đã bỏ lửng và xem như bế tắc trong phần nói về xuất xứ món ăn này. Hai tài liệu sau mà tôi tìm ra trong thư viện được viết bởi hai người Hà Nội gốc, đã xác định đây là món ăn chính tông của miền Bắc Việt Nam.
Tôi băn khoăn, bởi vì mặc dù ở Hà Nội có nhiều hàng quà bánh, nhưng tôi đã đi lên, đi xuống, ngang dọc khắp các con đường của khu phố cổ, vào các hàng quà từ nhỏ cho đến các nhà hàng lớn sang trọng, tuyệt nhiên có hai món ăn mà tôi không thể tìm thấy, đó là món Canh Bún và Bánh Đúc. Tôi hỏi thăm nhiều người, không ai biết tôi đang nói cái gì, họ lắc đầu, họ bảo ở đây không có bán. Tôi có thể quả quyết, cho đến thời điểm hiện nay khi tôi ngồi gõ máy bài viết này, không một nơi nào ở Hà Nội có bán món Canh Bún cả.
Ít hôm sau, trong dịp ngồi uống nước chè ở vỉa hè Hà Nội, phì phèo điếu thuốc “ba số” với những người bạn cũ - mới, tôi đã hỏi một anh hướng dẫn viên du lịch, anh này nghe nói tốt nghiệp đại học ngành văn hóa tại miền Bắc, rằng tại sao ở đây tôi không tìm ra món Canh Bún. Anh ta nhìn tôi với cặp mắt tinh nghịch, lạ lẫm rồi thốt ra một câu khẳng định: “Canh Bún là món của trong Nam anh Hùng à”. Nghe vậy tôi làm thinh vì mình không nói giọng Bắc, không là gốc Bắc, không biết gì nhiều để tranh cãi trong câu chuyện trà dư này, nên thôi, đổi đề tài...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét